Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Trái Cây Dĩa

Trái cây đĩa đông khách ở Sài Gòn

Nay đã có mặt tại 319 Lê Duẫn - Tuy Hòa - Phú Yên
Chỉ bán vào buổi tối từ 18h đến 21h30
Giá 12.000vnđ

Đơn giản với dăm loại trái cây như xoài, dưa hấu, đu đủ..., một ít sữa đặc, sirô trộn với đá bào nhưng lại trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người.

Con đường Nguyễn Cảnh Chân (quận 1) là địa điểm nổi tiếng của những người ưa thích món trái cây đĩa. Đây là nơi tập trung rất đông các quán bán trái cây đĩa với khoảng hơn 10 quán trên một đoạn đường chưa đến 200m. Đi qua đoạn đường này từ chiều đến khuya, bạn sẽ thấy rất đông khách ra vào, nhiều hàng thực khách phải đứng chờ vì không có chỗ ngồi.
Thực ra, trái cây đĩa không phải là món hiếm ở Sài Gòn, nếu không muốn nói là rất nhiều. Hầu như bất kì một quán chè hay quán sinh tố nào cũng có bán món ăn này với các mức giá khác nhau. Tuy nhiên, trái cây đĩa ở khu vực này trở nên nổi tiếng và được ưa thích vì trái cây ngon và mức giá vô cùng mềm.



Thoạt nhìn qua, trái cây đĩa ở đây cũng như các quán khác, cũng có các loại trái cây quen thuộc được thái thành từng miếng vừa ăn như thanh long, đu đủ, dưa hấu, mít, sabôchê... ăn kèm với đá bào, sữa đặc và sirô. Tuy nhiên, trong đĩa trái cây ở đây có 2 thành phần đem đến sự hấp dẫn và ngon miệng cho người ăn đó là rau câu và mứt dừa

Trong đó, mứt dừa là món ăn được nhiều người ưa thích khi ghé đến đây. Trước đây, mứt dừa được làm từ những miếng cơm dừa vừa ăn, thái thành từng sợi mỏng và gào với đường thốt nốt. Những sợi mứt dừa sau khi chế biến có màu vàng đậm rất đặc trưng, khi ăn giòn giòn có vị ngọt và hương thơm rất riêng.

Ngày nay, những hàng quán ở đây không chế biến mứt dừa thành từng sợi, mà làm thành từng miếng lớn vừa ăn. Họ cũng thay thế đường thốt nốt bằng đường cát trắng, nhưng không vì thế mà mứt dừa kém ngon, trái lại, nó vẫn hấp dẫn.



Muốn thưởng thức trái cây đĩa ở đây, bạn có thể ghé đến đường Nguyễn Cảnh Chân, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM. Các hàng quán ở đây bắt đầu bán từ 16h đến khoảng 0h. Mỗi đĩa trái cây có giá 14.000 đồng.

 (Nguồn internet)

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Chỉ dẫn Café Bệt quảng trường 1-4, Tuy Hòa, Phú Yên


VĂN HÓA CAFÉ BỆT

Văn hóa cà phê bệt sài gòn

quan cafe quan 1, quan cafe dep, cafe bet sai gon
Cuối tuần của mùa hè trôi qua trong giọt nắng giòn. Giòn rôm rốp lá cây, tấm áo. Bạn bè thời sinh viên tụ tập, không biết đi đâu lại kéo nhau cà phê bệt. Một thời ngày hôm qua ùa về dưới những tán cây, những ly cà phê thơm tho ngày xưa yêu, bây giờ vẫn thích.
Cà phê bệt là một cách thưởng thức cà phê không chỉ có ở nước ta, nhưng có lẽ không đâu cà phê bệt lại nhiều địa điểm như nước ta. Bệt ở nơi nào mát mát, có cây to, có gió là ổn. Bệt nhiều khi còn rủ ra bờ sông, bờ kè, lên cả cầu cao (nhưng mình ghét loại này vì không an toàn).
Cầu Phú Mỹ về đêm rất hút những người trẻ



Cà phê bệt ít tốn kém, cà phề dạo giá rẻ, bệt nơi công cộng không tốn phí, ngồi bao lâu không ai đuổi và nói to, cười he hé cũng không ngại làm phiền bàn bên cạnh. Cà phê bệt nối người nghệ sĩ không chuyên với thính giả bất đắt dĩ hoặc thính giả vô tình. Ai đó đàn ghita, ai đó hát rồi cả không gian bệt ngồi nghe ké. Nhiều khi ai đó hát một bài gì đó rất hay, không biết tên, không biết ai sáng tác, ca sĩ nào từng hát… để rồi mình tự nhớ rằng đã nghe một bài hát nào đấy rất hay.
 Bởi lẽ đó mà mình yêu cà phê bệt, yêu hơn cả cà phê cóc, yêu nhất vào dịp cuối tuần. Những người con xa quê như mình có mấy chỗ chơi ở Sài thành nên bệt như một lối đi về quen thương và gần gũi. Dịp nào được cà phê bệt là y như rằng sau hôm đó mình sẽ thấy yêu đời, vui tươi và tràn trề năng lượng. Giống như chỉ cần được bệt cùng những người bạn là có thể quên bớt nhọc nhằn mưu sinh, quên bớt cái lo cơm áo.

Don Nguyễn cũng mê bệt lắm!


Ngày càng nhiều người thích bệt, nhất là góc công viên thoáng gần nhà thờ Đức Bà. Đi cà phê bệt nhớ đem báo, nhất là báo quảng cáo để làm ghế ngồi. Đem theo món gì đó ăn nhẹ, trái cây, snack, khoai lang chiên, có lần được ăn cả kimbap, vịt quay ở cà phê bệt. Còn chuyện uống thì khỏi lo, có bác bán cà phê dạo lo rồi…

Kinh doanh cà phê bệt chắc là thú vị lắm


Nhưng giờ cà phê bệt nhiều khi không đẹp như thuở xa xưa. Vì sao ư? Vì những con người đi bệt nhiều khi không tôn trọng văn hóa cà phê bệt. Nhiều bạn trẻ nói chuyện mất văn hóa nơi bệt mà âm thanh thì mở hết công suất, chưởi bạn hay bêu xấu đồng minh gì gì đó. Rồi lắm người thích bệt, mê ăn hàng mà quên dọn chiến trường, bệt xong bỏ rác chạy lấy người. Làm cho công viên mất đẹp và dân bệt chính thống như bọn sinh viên ngày hôm qua buồn…
Bệt để luyện ngoại ngữ với người nước ngoài càng tuyệt.


Nhiều cặp đôi táo bạo đi bệt không phải đi thưởng thức cà phê hay không gian thoáng đãng, hợp mặt bạn bè mà để tìm hiểu đối phương. Nhiều khi cách tìm hiểu ấy khiến nhiều người đỏ mặt, nhiều bác lắc đầu và nhiều đôi đã yêu từ lâu lắm chỉ biết than ôi. Hỏng lẽ góp tiền lại cho họ vào nhà nghỉ hay khách sạn gì đó tìm hiểu cho thật tỏ!

Bệt với laptop cần chú ý kẻo gặp cướp giật

Cà phê bệt còn choáng váng bởi nạn trộm, cướp giật và lừa đảo. Tội cho những người mê bệt đa số thích tiết kiệm mới đi bệt vậy mà nhiều khi bị mất trộm, bị giật đồ, bị lừa… Tội phạm có chừa ai, có chừa nơi nào và có chừa văn hóa cà phê bệt đâu kia chứ!
Nói là vậy chứ, mình vẫn là một tín đồ bệt, nhất là ở công viên Cây Xanh( công viên Gia Định). Sinh nhật cũng ra đây bệt, vừa vui vừa rẻ, vừa tiện lợi. Đem cả nồi lẩu chua đi bệt thì cũng hơi quá nhưng tụi mình đã làm. Nhà đâu mà tiếp nhiều bè bạn nên bệt vẫn tuyệt dù có đôi khi có “sạn”. Hy vọng ai từng bệt hãy tôn trọng văn hóa cà phê bệt, để những người trẻ thấy rằng nơi đâu mình cũng là những người văn hóa, những người “đẹp” bình thường!

Sưu tầm bởi vietfree.org

Café Bệt

Cho phong cách trẻ trung năng động !
Nơi tụ họp và chém gió lý tưởng của giới trẻ!